Truyền thống văn hóa
* Đặc điểm Văn hóa
- Phong tục tập quán:
Ngày nay, chế độ phong kiến, gia trưởng bị xã hội lên án, nên văn hóa ứng xử của người dân thị trấn Tân Trụ trong gia đình và ngoài xã hội đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản của gia đình như tình thương yêu ruột thịt, tinh thần đùm bọc, cưu mang lẫn nhau, những nét đẹp truyền thống như hiếu khách, tình bạn cao cả, thủy chung, lối sống có nghĩa, có tình cùng với các phong tục tập quán tốt đẹp vẫn được người dân thị trấn Tân Trụ bảo tồn, kế thừa và phát triển để xây dựng một xã hội mới ngày một văn minh, tiến bộ hơn.
+ Tín ngưỡng dân gian:
Ở thị trấn Tân Trụ, người Việt là thành phần chủ yếu trong cộng đồng, vì thế tín ngưỡng dân gian chủ yếu là tín ngưỡng của người Việt.
Sự ra đời của những ngôi đình, đền đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình khai hoang lập ấp. Hàng năm, các đình, đền đều tổ chức cúng tế 2 hoặc 3 lần vào các dịp Kỳ yên, Thượng điền, Hạ điền và Cầu bông. Mục đích của những lễ nghi nông nghiệp này là cầu cho Quốc thới dân an, mùa màng tươi tốt. Ở thị trấn Tân Trụ hiện có 01 đình, 01 đền và 01 Miễu Điền
Bên cạnh những tín ngưỡng dân gian của người Việt, trên địa bàn thị trấnTân Trụ còn có tín ngưỡng của người Hoa như chùa Ông (Đền Quan thánh Đế Quân)
+ Các tôn giáo chủ yếu ở thị trấn Tân Trụ:
- Phật giáo:
Trên địa bàn thị trấn Tân Trụ có 02 cơ sở thờ tự đóng vai trò là nguồn an ủi tinh thần cho nhân dân.
Phật giáo nói chung là thích nghi và hòa hợp với nếp sống của dân tộc. Một số phong tục tập quán ở thị trấn Tân Trụ như cúng rằm, ăn chay, kiêng kỵ, không sát sinh, đi chùa lễ Phật… đều liên quan chặt chẽ đến Phật giáo.
- Đạo Cao Đài:
Tân Trụ có 01 cơ sở thờ tự Thánh Thất huyện Tân Trụ (Phái Tây Ninh)